Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay”

Đăng lúc: Thứ hai - 27/10/2014 15:09 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Kim Ngân

1. Tên nhiệm vụ: Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay”
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai
3. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: CN. Đinh Quốc Tuấn
4. Nhóm tham gia đề tài:
­- CN. Phạm Đình Thi
- ThS. Đinh Việt Anh
- CN. Phạm Văn Ứng
- KS. Vũ Ngọc Kích
5. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng việc giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay
6. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
- Đất đai không những là một loại tài nguyên quý giá trong cuộc sống mà còn là một loại tài sản có giá trị lớn đối với mỗi người sử dụng đất. Con người luôn có nhu cầu mưu cầu lợi ích cho mình, vì vậy tình trạng bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc với người khác có liên quan khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai diễn ra khá phổ biến. Để tổng quan được những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp đất đai, đề tài đã nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai, nguyên nhân hình thành và khái quát được các dạng tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế, nêu được các nguyên tắc cơ bản trang giải quyết tranh chấp đất đai, thẩm quyền và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật về giải quyets tranh chấp đất đai qua các thời kỳ và kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai của một số nước trong khu vực. Kết quả cho thẩy Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa các quy định của các Luật trước đó và quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo hướng yêu cầu các bên phải hòa giải ở cấp xã trước khi gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 giao cho hai hệ thống cơ quan là Tòa ánh nhân dân và cơ quan hành chính
Đề tài đã đánh giá được thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai qua kết quả nghiên cứu tình hình tranh chấp đất đai và công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn ba tỉnh, thành phố là TP. Hải Phòng, Hà Tĩnh và Kiên Giang và nghiên cứu thực trạng tranh chấp đất đai trên phạm vi cả nước, chỉ ra những tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay là: công tác hòa giải ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, việc hòa giải đạt hiệu quả chưa cao; hồ sơ địa chính về đất đai phục vụ giải quyết tranh chấp đất đai chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn yếu kém về năng lực, nhận thức pháp luật chưa thống nhất; nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý, thời hạn giải quyết chưa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật; hình thức văn bản giải quyết một số vụ việc chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật; việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết; việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo nhằm phục vụ tổng kết, rút kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp đất đai chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên; đồng thời đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong một số quy định về giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2003.
Từ thực trạng, nguyên nhân tồn tại của công tác giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên, báo cáo đã đề xuất nhóm giải pháp về chính sách pháp luật và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, đã đề xuất trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính và đề xuất quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND với sự tham gia của giám định viên thuộc ngành quản lý đất đai và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được chuyển toàn bộ sang ngành Tòa án.
7. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
8. Kinh phí thực hiện:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn