Để có một quỹ đất rộng phục vụ cho doanh nghiệp đầu tư tại một số địa phương như huyện Đan Phượng để có 10ha “đất sạch” giao cho DN, huyện đã tập trung tuyên truyền, vận động, giải quyết tốt lợi ích cho nông dân. Đồng thời, giao cho UBND các xã hoặc các HTX thuê đất của dân rồi giao lại cho DN. Ông Thắng cho biết thêm, để đầu tư 1m2 nông nghiệp CNC cần nguồn vốn 350 triệu đồng, do đó tích lũy được 10ha đã quý, không nên đặt mục tiêu quá lớn lên hàng trăm héc ta. “Phải làm sao để nông dân thấy có lợi ích thì mới thu hút họ tham gia cùng DN sản xuất CNC được” - ông Thắng chia sẻ. Về cơ chế tích tụ ruộng đất, Hà Nội đang triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, tiêu biểu nhất hiện nay hiện nay là người dân góp vốn bằng ruộng đất vào DN, công ty cổ phần hay HTX và trở thành cổ đông, được hưởng lợi tức từ công ty. Đồng thời, nông dân sẽ tiếp tục được thuê trở thành lao động làm việc cho DN, được trả lương hàng tháng. Thực tế ở Israel, sản xuất nông nghiệp CNC hầu như chỉ có 2 hình thức là HTX và DN cổ phần. Ông Phạm Văn Khương - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội cho biết . Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia làm nông nghiệp CNC không thể một sớm một chiều và cần phải có lộ trình cụ thể. Trước mắt, để tạo quỹ đất sạch cho DN, các địa phương có thể sử dụng đến quỹ đất công đã được quy hoạch. Đồng thời phối hợp với DN thực hiện tốt các chương trình, đề án nông nghiệp đang triển khai trên địa bàn. PV Nguồn tin: Theo baotainguyenmoitruong.vn Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|