“Đối với các dự án cần thu hồi năm 2018, dự kiến có 6 dự án đã triển khai nhiều giải pháp nhắc nhở, đốc thúc tiến độ, song chủ đầu tư không có phản hồi và không bất kỳ động thái nào cho thấy sẽ triển khai dự án như: Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và các thực phẩm chức năng; dự án tổ hợp nhà máy pin năng lượng mặt trời; Nhà máy sợi thủy tinh; dự án nhà máy sản xuất, in bao bì caton, bao bì nhựa; nhà máy sản xuất khăn giấy vệ sinh tại Tứ Hạ và dự án Làng Việt dù đã phản hồi nhưng không triển khai dự án trên thực địa; do đó, chúng tôi dự kiến sẽ tham mưu tỉnh thu hồi những dự án này...”- ông Định nói. Đối với các dự án còn lại, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ giám sát đặc biệt, nếu chủ đầu tư vi phạm các quy định Nhà nước sẽ tiến hành xử phạt hành chính để làm cơ sở cho việc thu hồi. Đặc biệt, theo ông Phan Thiên Định, quá trình giám sát thu hồi các dự án vừa qua cho thấy, sau khi chấm dứt dự án đầu tư, quá trình thu hồi diễn ra ở nhiều cơ quan và đặc biệt diễn ra chậm, nếu không quan tâm phối hợp tốt thì thời gian thu hồi đất cũng sẽ kéo dài. Vì vậy, Sở Kế hoạch & Đầu tư cùng các Sở ngành cũng đang tham mưu cho tỉnh xây dựng quy trình thu hồi và xử lý tài sản... để làm căn cứ triển khai và phân công nhiệm vụ giữa các Sở ngành, địa phương trong việc sớm thu hồi... “Nghị quyết về giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh là cơ sở cho UBND tỉnh mạnh tay hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý đối với các dự án đầu tư nhằm tạo điều kiện cho nhiều dự án đầu tư khả thi hơn được triển khai trên địa bàn tỉnh, nhất là thu hút mạnh hơn các nhà đầu tư lớn có tiềm lực đến đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô và các khu công nghiệp của tỉnh...”- ông Lê Trường Lưu, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh. Bài, ảnh: Văn Dinh Nguồn tin: Theo baotainguyenmoitruong.vn Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
|