Một số điểm vướng mắc của Luật Đất đai khi triển khai tại Điện Biên

Đăng lúc: Thứ tư - 31/03/2021 08:00 - Người đăng bài viết: Lê Minh Thùy

Một số điểm vướng mắc của Luật Đất đai khi triển khai tại Điện Biên

Một số điểm vướng mắc của Luật Đất đai khi triển khai tại Điện Biên

Theo Công văn số 162/STNMT- QLĐĐ, ngày 18/2/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, gửi Tổng Cục Quản lí đất đai, về việc tổng hợp các nội dung vướng mắc, bất cập quy định tại Luật Đất đai và các thông tư, nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Theo đó, thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên khi triển khai Luật Đất đai và áp dụng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật liên quan đến lĩnh vực đất đai thì gặp một số tồn tại, vướng mắc giữa Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp còn bất nhất.
Tại Điều 58, Luật Đất đai: Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.” Về việc chuyển mục đích sử dụng đất và mục đích sử dụng rừng; hạn mức theo thẩm quyền tại quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tại Điều 20 của Luật Lâm nghiệp và tại văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) tại Điều 58, Luật Đất đai chưa có sự đồng nhất.
Để có sự thống nhất giữa Luật Lâm nghiệp và Luật Đất đai, Điện Biên đã đề nghị điều chỉnh theo hướng chuyển mục đích sử dụng rừng gắn liền với chuyển mục đích sử dụng đất (kể cả về thẩm quyền và hạn mức), thống nhất giữa Luật Đất đai (Điều 58) và Luật Lâm nghiệp (Điều 20) để giảm thiểu thủ tục hành chính.
Tại Điểm h, Điều 64, Luật Đất đai: “Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.”
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật tại Điểm h, Điều 64, Luật Đất đai quy định“Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.” sẽ thuộc trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Nhưng thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên đa số người dân sản xuất bằng hình thức canh tác nương rẫy, có tập tục bỏ hoang (luận canh, không sử dụng liên tục) từ 3 – 5 năm mới quay trở lại canh tác. Tuy nhiên, hiện nay các Nghị định, Thương tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai lại không có quy định về hồ sơ và trình tự thủ tục để xác định đối tượng sử dụng đất trong trường hợp “không sử dụng đất liên tục”.
Tại Điều 191, Điều 192, Luật Đất đai: Điều 191, khoản 4, hộ gia đình cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Điều 192, khoản 2, hộ gia đình cá nhân được nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Về quy định việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có điều kiện: Tại Điều 191, 192 của Luật Đất đai có quy định một số trường hợp nhận chuyển nhượng đất có điều kiện trong đó có điều kiện nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất trồng lúa. Xong trong các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai lại không quy định, hướng dẫn cụ thể để thực hiện, gây khó khăn trong triển khai thực hiện, cụ thể không có quy định rõ ranh giới, mốc giới, hay giải thích từ ngữ thê nào là khu vực rừng phòng hộ. Tỉnh Điện Biên đề nghị hướng dẫn cụ thể ranh giới, mốc giới, hay giải thích từ ngữ thế nào là khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất.
Điểm b, Khoản 1 Điều 129, “Hạn mức giao đất trông cay hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trục thộc trung ương khác.”
Đối với tỉnh miền núi các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nương rãy luân canh diện tích lơn hơn 2ha. Điện Biên đề nghị sửa đổi bổ xung hạn mức 05ha cho các hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng núi phù hợp với phong tục tập quán sản xuất nông nghiệp.
 

 
Tác giả bài viết: PTH - VPTC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn