Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về Dự thảo Nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh

Đăng lúc: Thứ tư - 03/06/2020 19:34 - Người đăng bài viết: Lê Minh Thùy

Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về Dự thảo Nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh

Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về Dự thảo Nghị quyết thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh

Thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc, trong thời bình vừa huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiếu đấu, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Để tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đầu tư và tạo điều kiện để Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện tốt chức năng đã được Đảng và Bác Hồ xác định “Đội quan chiến đấu, Đội quân công tác, Đội quân lao động sản xuất”.

 

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai phối hợp làm việc với Vụ Pháp chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
và các Bộ ngành có liên quan về Dự thảo Nghị quyết

Trong những năm qua, lực lượng vũ trang đã khai thác nguồn lực đất đai tham gia vào hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng, cơ sở, kỹ thuật của Quân đội, Công an được giao; chủ động phát triển công nghiệp hóa quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học, công nghiệp cao trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, thực hiện chế độ tăng gia, sản xuất của các đơn vị Quân đội, Công an, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh đó, quá trinh quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế vẫn còn nhưng tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: buông lỏng quản lý để một số vị trí đất quốc phòng, an ninh bị lấn chiếm kéo dài trong nhiều năm; sử dụng sai mục đích, tự ý cho thuê, liên doanh, liên kết làm kinh tế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đúng quy định.... Do đó, việc xây dựng các chế tài, quy định cụ thể của pháp luật để quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực đất đai an ninh, quốc phòng là điều cần thiết.
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Văn bản số 3843/TB-TTKQH ngày 17 tháng 8 năm 2020 của Tổng thư ký Quốc hội, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 49 ngày 15 tháng 10 năm 2020 về việc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

 

Theo đó, Dự thảo Nghị quyết sẽ tập trung giải quyết 09 nhóm vấn đề liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế: (1)Phân loại đất đai; (2) Trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất Quốc phòng; (3) Cơ quan quản lý đất quốc phòng, an ninh; (4) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng,an ninh; (5) Trình tự, thủ tục, điều kiện, thẩm quyền quyết định chuyển mục đích, thu hồi đất quốc phòng, an ninh để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội; (6) Điều chuyển, giao quản lý đất quốc phòng, an ninh trong nội bộ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; (7) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh của các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh khi thực hiện cổ phần hóa hoặc thoái vốn nhà nước; (8) Sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế; (9) Quản lý, sử dụng nguồn thu tài chính từ đất quốc phòng, an ninh kết hợp với phát triền kinh tế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục quản lý đất đai là đơn vị chủ trì trực tiếp xây dựng dự thảo Nghị quyết để sớm trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp tới của Quốc hội khóa XIV./.
Tác giả bài viết: P.TH-VPTC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn