Nghiên cứu để hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai
Đăng lúc: Thứ hai - 10/03/2014 04:47
- Người đăng bài viết: admin
Nghiên cứu để hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai
Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 1401 phê duyệt danh mục các nhiệm vụ mở mới năm 2010 thuộc Chương trình "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, hài hòa giữa các lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường" gồm 11 nhiệm vụ. Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường sẽ chủ trì thực hiện với thời gian 2 năm.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất các cấp, yêu cầu quản lý đất đai trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, các đơn vị cần nhanh chóng nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu sẽ xây dựng hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của từng cấp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Chương trình đặt ra nhiệm vụ "Nghiên cứu thực trạng tình hình giao dịch về quyền sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhằm đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai " nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, góp phần phát triển thị trường bất động sản. Nghiên cứu này cần đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, đặc biệt là giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh ở các đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung trên lãnh thổ Việt Nam cũng là một nhiệm vụ quan trọng giúp đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh ở các đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra còn có các nhiệm vụ như : Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng vốn hóa nguồn tài nguyên đất đai; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và tái tạo nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất trong công tác cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất; Nghiên cứu, đánh giá năng lực định giá đất của các tổ chức và đề xuất hệ thống tổ chức định giá đất phù hợp với thực tiễn ở nước ta; Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai và bất động sản, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Nghiên cứu, đánh giá những đặc điểm và tính kế thừa của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai Việt Nam thời kỳ từ năm 1945 đến nay góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thời hạn, mức hạn điền trong giao đất, cho thuê đất trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất về cơ chế, chính sách nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.